X
Cầu Nhật Tân là một cây cầu được xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng nằm trong tổng số 7 cầu bắc qua sông Hồng đoạn Hà Nội, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh, kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng, bắt đầu tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đến điểm cuối giao với quốc lộ 3 tại km 7+100, xã Vĩnh Ngọc huyện Đông Anh. Cầu được khởi công ngày 7 tháng 3 năm 2009,[1] ngay sau khi hoàn thành cầu Thanh Trì và hoàn thành nhân kỷ niệm Thăng Long-Hà Nội 1000 năm. Theo ...
View more
Cầu Nhật Tân là một cây cầu được xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng nằm trong tổng số 7 cầu bắc qua sông Hồng đoạn Hà Nội, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh, kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng, bắt đầu tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đến điểm cuối giao với quốc lộ 3 tại km 7+100, xã Vĩnh Ngọc huyện Đông Anh. Cầu được khởi công ngày 7 tháng 3 năm 2009,[1] ngay sau khi hoàn thành cầu Thanh Trì và hoàn thành nhân kỷ niệm Thăng Long-Hà Nội 1000 năm. Theo dự án, cầu được kết cấu kiểu dây văng liên tục bê tông cốt thép dự ứng lực, thi công bằng phương án đúng hẫng cân bằng[2]. Cầu Nhật Tân được khánh thành vào ngày 4/1/2015,[3] đồng bộ với đường Nhật Tân - Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc nội đô hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội. Cầu được xem là biểu tượng mới của Thủ đô Hà Nội với 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô, và cũng tượng trưng cho 5 cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân - Hà Nội. Mặt cầu rộng 33,2m với 8 làn xe cho cả hai chiều, chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe buýt, 2 dải xe hỗn hợp, phân cách giữa, đường dành cho người đi bộ. Cầu dài 3,9 km và có đường dẫn 5,27 km, trong đó phần chính của cầu qua sông dài 1,5 km. Đã từng có một số ý kiến cho rằng nên đổi tên cầu thành cầu Cổ Loa hoặc Đông Đô, theo tên của kinh thành Thăng Long các thời An Dương Vương và Lê Lợi, vì địa danh xây dựng cầu không nằm trên đất vùng trồng đào Nhật Tân nổi tiếng.[4]. Vì cầu được xây dựng dưới sự tư vấn thiết kế và giám sát thi công của các đơn vị đến từ Nhật Bản, và cũng vì 5 trụ cầu tượng trưng cho 5 cánh hoa anh đào Nhật Bản, tượng trưng cho mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, nên Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam trong thời điểm đó - ông Hiroshi Fukada - cũng đã đưa ra ý kiến đổi tên cầu thành "cầu hữu nghị Việt - Nhật".

Map

Review and Evaluation

From total () evaluate
Very Good
Good
Normal
Not Good

Login to reviews