X
Chùa Tảo Sách (hay còn gọi là Tào Sách) có tên chữ là Linh Sơn tự. Tương truyền, hoàng tử Uy Linh Lang - con trai Vua Trần Thánh Tông và Hoàng hậu Minh Đức - đã nhiều lần xin cha mẹ cho xuất gia quy Phật nhưng không được chấp thuận. Hoàng tử lập một nhà nhỏ ven hồ Tây làm nơi đọc sách, ngâm vịnh thi phú, cùng bạn bè rèn văn, luyện võ. Năm 1287, quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ 3, hoàng tử Linh Lang xin vua cha cho xuất chinh dẹp giặc và đã lập được nhiều chiến công. Năm 1300, khi hoàng tử mất, nhà vua thương tiếc cho xây ...
Xem thêm
Chùa Tảo Sách (hay còn gọi là Tào Sách) có tên chữ là Linh Sơn tự. Tương truyền, hoàng tử Uy Linh Lang - con trai Vua Trần Thánh Tông và Hoàng hậu Minh Đức - đã nhiều lần xin cha mẹ cho xuất gia quy Phật nhưng không được chấp thuận. Hoàng tử lập một nhà nhỏ ven hồ Tây làm nơi đọc sách, ngâm vịnh thi phú, cùng bạn bè rèn văn, luyện võ. Năm 1287, quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ 3, hoàng tử Linh Lang xin vua cha cho xuất chinh dẹp giặc và đã lập được nhiều chiến công. Năm 1300, khi hoàng tử mất, nhà vua thương tiếc cho xây đền Nhật Chiêu (nay là đình Nhật Tân) để nhân dân hương khói phụng thờ. Còn trên nền nhà đọc sách ven hồ, dân làng đã xây dựng một thảo am để ghi nhớ dấu tích của hoàng tử. Đến đầu đời Lê (thế kỷ 15), một ngôi chùa đã được dựng trên nền cũ của am cỏ, gọi là Tảo Sách tự (nghĩa là đọc sách dưới ánh ban mai). Kiến trúc chùa mang đậm phong cách dân gian, bao gồm: tam quan, gác chuông, nhà thờ Tổ, trai phòng, nhà thờ Mẫu, điện thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Đặc biệt, chùa còn lưu giữ rất nhiều tư liệu Hán Nôm có giá trị và những di vật mang tính nghệ thuật cao như: 42 câu đối (39 câu đối chữ Hán, 3 câu đối chữ Nôm); 23 bức đại tự; 2 quả chuông, trong đó một quả đúc năm Minh Mạng thứ 3 (1822); 29 văn bia, trong đó có đến 12 bia được lập vào năm Bảo Đại thứ 16 (1941), đáng chú ý là bia Linh Sơn tự kỉ niệm bi kí với trán bia có hình lưỡng long chầu nguyệt, xung quanh diềm bia có hoa văn trang trí đẹp mắt; hơn 40 tượng Phật, tượng Mẫu, phần lớn mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 19 – 20, riêng 3 pho tượng Tam Thế được làm cuối thế kỷ 18. Ngoài thờ Phật, chùa Tảo Sách còn là nơi sinh hoạt của hội Hoa Nghiêm, bao gồm những thiện nam, tín nữ cùng chung thiện tâm đến đây để tu hành. Chùa Tảo Sách là một trong số những ngôi cổ tự ở Hà Nội còn giữ được vẻ cổ kính, trang nghiêm của Phật giáo, thu hút nhiều du khách và sỹ tử đến vãn cảnh, đọc sách. Năm 1994, chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) công nhận là Di tích lịch sử - vă

Nhận xét và đánh giá

Từ tổng số () đánh giá
Rất hài lòng
Hài lòng
Tạm được
Không hài lòng

Đăng nhập để đánh giá