X
Rạp Chuông Vàng (trước là rạp Tố Như), là nơi diễn ra lễ tuyên thệ: “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" của Trung đoàn thủ đô, có địa chỉ tại số 72 phố Hàng Bạc, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, Liên khu I giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang gồm các đơn vị tự vệ chiến đấu, tự vệ thành, vệ quốc quân và thanh niên xung phong, ngày 6/1/1946, Trung đoàn Liên khu I chính thức được thành lập. Ngày 12/1/1947, hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ nhất đổi tên Trung đoàn ...
View more
Rạp Chuông Vàng (trước là rạp Tố Như), là nơi diễn ra lễ tuyên thệ: “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" của Trung đoàn thủ đô, có địa chỉ tại số 72 phố Hàng Bạc, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, Liên khu I giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang gồm các đơn vị tự vệ chiến đấu, tự vệ thành, vệ quốc quân và thanh niên xung phong, ngày 6/1/1946, Trung đoàn Liên khu I chính thức được thành lập. Ngày 12/1/1947, hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ nhất đổi tên Trung đoàn Liên khu I là Trung đoàn Thủ đô. Ngày 14/1/1947, đội quyết tử của Trung đoàn Thủ đô được tổ chức và làm lễ tuyên thệ "Quyết tử" tại rạp Tố Như trước khi bước vào đợt chiến đấu mới. Hiện nay rạp Chuông Vàng do Nhà hát Cải lương Hà Nội quản lý, sử dụng. Trước đây rạp đã mang nhiều tên khác nhau như: Rạp Tố Như (1925 - 1939), rạp Văn Lang (1940 - 1946), rạp Kim Chung (1947 - 1956). Từ năm 1956 đến nay rạp chính thức mang tên là rạp Chuông Vàng. Năm 1925, Rạp Tố Như được thành lập. Với tinh thần đề cao tính dân tộc, vở hát đầu tiên được dàn dựng là vở Kiều chuyển thể theo tác phẩm cùng tên của đại thi hào Nguyễn Du. Tố Như là tên tự của Nguyễn Du, vì vậy, rạp đã được đặt tên là Tố Như. Khi Nhật vào Đông Dương, để khích lệ tinh thần dân tộc, rạp được lấy quốc hiệu đầu tiên của nước Việt là Văn Lang thay cho tên cũ. Thời kỳ Pháp chiếm Hà Nội, ông chủ rạp lấy tên vợ mình, một diễn viên trong đoàn, là Kim Chung đặt tên cho rạp. Thủ đô giải phóng, chủ rạp cũ bỏ đi, rạp được dịch từ chữ Kim Chung thành Chuông Vàng. Rạp Chuông Vàng được xây dựng trên diện tích mặt bằng 23m x 12m. Toàn bộ nhà 3 tầng được sử dụng cho biểu diễn và khán giả, có hành lang 3 phía. Giữa là phông lớn, trần cao tới nóc tầng ba, tới 10,5m, chỉ có 2 cửa lớn ra vào mặt trước và một cửa ngách phía phố Đinh Liệt gần sân khấu. Rất tiếc là những hiện vật về sự kiện lễ tuyên thệ của Trung đoàn Thủ đô ngày 14/1/1947 không còn gì; ngôi nhà cũng được cải tạo,

Map

Review and Evaluation

From total () evaluate
Very Good
Good
Normal
Not Good

Login to reviews