Chùa Quán Sứ toạ lạc tại số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Phố Quán Sứ trước đây thuộc thôn An Tập, huyện Thọ Xương, thành Thăng Long. Thời Lê, thôn An Tập thuộc Tổng Nội, huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên.
Theo chú thích bản đồ Hồng Đức thành Thăng Long thời Hậu Lê thì chùa Quán Sứ là một trong bốn di tích tiêu biểu ở cửa Nam kinh thành Thăng Long là: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khâm Thiên Giám, đền Nam Giao, chùa Quán Sứ.
Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ 15. Nguyên ngày xưa ở phường Cổ Vũ chưa có chùa, chỉ có mấy ...
Xem thêm
Chùa Quán Sứ toạ lạc tại số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Phố Quán Sứ trước đây thuộc thôn An Tập, huyện Thọ Xương, thành Thăng Long. Thời Lê, thôn An Tập thuộc Tổng Nội, huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên.
Theo chú thích bản đồ Hồng Đức thành Thăng Long thời Hậu Lê thì chùa Quán Sứ là một trong bốn di tích tiêu biểu ở cửa Nam kinh thành Thăng Long là: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khâm Thiên Giám, đền Nam Giao, chùa Quán Sứ.
Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ 15. Nguyên ngày xưa ở phường Cổ Vũ chưa có chùa, chỉ có mấy gian nhà tranh ở phía Nam, dân làng dùng làm chỗ tế thần cầu yên gọi là xóm An Tập. Theo sách Hoàng Lê nhất thống chí, vào thời vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm Thành, Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống Việt Nam. Nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Vì sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Thời gian đã xóa đi dấu ấn khu nhà Quán Sứ nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại. Chùa hiện còn tấm bia dựng năm Thiệu Trị II (1842) do Lê Duy Trung soạn có ghi: “…Tiền đường thờ Phật, Hậu đường thờ Lý Quốc Sư. Đầu đời Gia Long đổi ra Bắc Thành chia đặt các đồn quân. Chùa ở giáp đồn hậu quân”.
Chùa được xây dựng trong một không gian rộng thoáng, quay hướng Tây nhìn ra phố Quán Sứ. Các công trình kiến trúc của chùa gồm: cổng Tam quan, gác chuông, Tiền đường, Thượng điện, hai nhà Dải vũ, nhà thờ Tổ.
Cổng Tam quan gác chuông xây bằng gạch kiểu chồng diêm ba tầng, mái lợp giả ngói ống. Chùa chính được xây trên nền cao hơn mặt sân 1,8 m, từ sân lên nền nhà xây 12 bậc bó vỉa bằng xi măng. Nhà Tiền đường xây kiểu nhà mái chồng diêm, mái lợp giả ngói ống. Nhà Thượng điện 4 gian xây nối với gian giữa tiền đường chạy dọc về phía sau, mái lợp giả ngói ống. Hai hồi gian cuối của gian Thượng điện nối với hai gian bên, một bên để thờ Lý Quốc Sư, một bên thờ Già Lam Chân Tể. Nhà thờ Tổ phía sau xây hai tầng, mái lợp ngó
Nhận xét và đánh giá
Đăng nhập để đánh giá