X
Đình Nam Hương hiện ở số nhà 75 phố Hàng Trống, phường Hàng Trống quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Xưa kia, đây là phần đất của nhiều thôn xóm cũ như: Cổ Vũ, Khánh Thuỵ, Tự Tháp, thuộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương. Đây cũng từng là một trung tâm văn hoá của chốn kinh kỳ. Đình Nam Hương được dựng từ thời Lê để thờ các vị Thượng đẳng thần là: Thần Long Đỗ (thần Bạch Mã), thần Cao Sơn đại vương, thần Linh Lang đại vương, công chúa Ả Duy và thần Kha Duy. Trong quá trình đô thị hoá, đình được chuyển từ khu đất thuộc khách sạn Phú Gia ngày nay tới vị ...
Xem thêm
Đình Nam Hương hiện ở số nhà 75 phố Hàng Trống, phường Hàng Trống quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Xưa kia, đây là phần đất của nhiều thôn xóm cũ như: Cổ Vũ, Khánh Thuỵ, Tự Tháp, thuộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương. Đây cũng từng là một trung tâm văn hoá của chốn kinh kỳ. Đình Nam Hương được dựng từ thời Lê để thờ các vị Thượng đẳng thần là: Thần Long Đỗ (thần Bạch Mã), thần Cao Sơn đại vương, thần Linh Lang đại vương, công chúa Ả Duy và thần Kha Duy. Trong quá trình đô thị hoá, đình được chuyển từ khu đất thuộc khách sạn Phú Gia ngày nay tới vị trí hiện tại. Bởi vậy, cảnh quan của đình đã bị thu hẹp rất nhiều. Theo sử sách, bằng vết chân ngựa trắng Bạch Mã, thần Long Đỗ đã giúp vua Lý Thái Tổ đắp thành Thăng Long. Vì thế, khi xây xong thành, nhà vua đã phong cho thần là Thành hoàng quốc đô Thăng Long và thờ chính tại đền Bạch Mã - trấn phía đông của kinh thành. Cao Sơn đại vương là bộ tướng của thánh Tản Viên, được thờ chính tại đình Kim Liên - trấn phía nam của kinh thành. Thần Linh Lang đại vương được thờ ở nhiều nơi, nhưng thờ chính ở đền Voi Phục (làng Thủ Lệ) - trấn phía tây của kinh thành. Tương truyền là con vua Lý có công đánh giặc Tống, hoàng tử Linh Lang còn được coi là hoàng tử Chiêu Văn nhà Lý, tử trận trên sông Như Nguyệt. Về công chúa Ả Duy thì có truyền thuyết cho rằng đó là một đào nương có công dụ quân Minh chui vào bao tải ngủ, sau đó đem ném xuống sông. Vì vậy, Công chúa Ả Duy được thờ ở đình Nam Hương . Vị thần Kha Duy Tĩnh không rõ tung tích. Trải qua nhiều lần trùng tu, ngày nay ngôi đình vẫn có kết cấu hình chuôi vồ và mang dáng dấp phong cách nghệ thuật kiến trúc cuối thời Nguyễn. Đình Nam Hương nhìn ra hồ Hoàn Kiếm, phía trước là tượng vua Lê, phía sau là chùa Bà Đá, Nhà thờ Lớn, chùa Lý triều Quốc Sư. Trước đình là một bức bình phong lớn ngăn cách với tượng vua Lê tại khu tưởng niệm vua Lê. Bức bình phong xây kiểu cuốn thư với những cột trụ đắp nổi hình mây, trên đỉnh trụ đắp hình 4 chim phượng kết hình trái giành. Trên đỉnh Tiền đường đ

Nhận xét và đánh giá

Từ tổng số () đánh giá
Rất hài lòng
Hài lòng
Tạm được
Không hài lòng

Đăng nhập để đánh giá