X
Chùa Bà Đá ở số 3 phố Nhà Thờ, phường Hàng Trống quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Chùa có tên chữ là “Linh Quang tự” (ánh sáng phật pháp viễn chiếu không có gì che cản được để cứu độ chúng sinh). Truyền thuyết dân gian lý giải về tích sử tên chùa Bà Đá rằng: Chùa vốn được xây vào triều Lý. Đến triều Lê - Trịnh xây thành ở gần chùa, thành cứ xây xong lại đổ. Sau đó lấy một tượng đá giống như người, đem phụng thờ ở trước chùa rất linh thiêng, cầu gì là ứng nghiệm ngay, nên gọi là chùa Bà Đá. Trải qua thời gian dài tồn tại, ...
Xem thêm
Chùa Bà Đá ở số 3 phố Nhà Thờ, phường Hàng Trống quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Chùa có tên chữ là “Linh Quang tự” (ánh sáng phật pháp viễn chiếu không có gì che cản được để cứu độ chúng sinh). Truyền thuyết dân gian lý giải về tích sử tên chùa Bà Đá rằng: Chùa vốn được xây vào triều Lý. Đến triều Lê - Trịnh xây thành ở gần chùa, thành cứ xây xong lại đổ. Sau đó lấy một tượng đá giống như người, đem phụng thờ ở trước chùa rất linh thiêng, cầu gì là ứng nghiệm ngay, nên gọi là chùa Bà Đá. Trải qua thời gian dài tồn tại, qua những thăng trầm đổi thay của lịch sử, ngôi chùa đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa vào thời Nguyễn và những năm gần đây. Các công trình kiến trúc của chùa được bố cục theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, các toà nhà được gắn kết với nhau thành một thể thống nhất. Từ ngoài vào gồm: cổng chùa xây bằng gạch, một kiến trúc nhỏ hẹp, dẫn vào sân chùa phía trong là toà tam bảo, nhà thờ tổ, nhà thờ mẫu và hai dãy tả hữu hành lang, khu nhà bếp, toà nhà “Pháp bảo tạng”. Nhà Tiền đường gồm 3 gian, 2 chái, xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh. Nội thất 4 hàng chân cột đỡ mái, các cột gỗ được đặt trên các chân tảng bằng đá mịn. Bộ khung đỡ mái gồm 4 bộ vì kèo được làm kiểu “giá chiêng, hạ kẻ bẩy”. Phía trước mở 7 cửa bức bàn kiểu “thượng song, hạ bản”, nền nhà lát gạch nung đỏ. Tòa Trung đường được xây nối liền với Tiền đường, mái giọt tranh của hai tòa nhà này nối với nhau bằng hệ thống máng tôn có kích thước lớn. Tòa Trung đường có kích thước, kiểu dáng tương tự tòa Tiền đường. Thượng điện gồm 5 gian, 1 chái, xây chạy dọc về phía sau. Bộ khung đỡ mái tòa Thượng điện có một đầu ăn mộng với gian giữa nhà Trung đường. Nội thất 5 hàng chân cột gỗ đỡ mái, với 6 bộ vì kèo gỗ làm kiểu “giá chiêng, hạ kẻ”, mái lợp ngói, nền lát gạch đỏ. Hai nhà tả, hữu hành lang, mỗi tòa 9 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói “sông Cầu”. Bộ khung đỡ mái gồm 9 bộ vì kèo làm kiểu vì “chồng rường” và vì kèo quá giang, nền nhà lát gạch

Nhận xét và đánh giá

Từ tổng số () đánh giá
Rất hài lòng
Hài lòng
Tạm được
Không hài lòng

Đăng nhập để đánh giá