X
Chùa Thiên Phúc tên chữ là “Thiên Phúc tự”, còn được gọi là chùa An Trung hay chùa “Tây Cú”, thuộc số nhà 94 phố Hai Bà Trưng, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chùa Thiên Phúc có Tam quan nằm ở cuối hè dọc theo mặt phố rất khớp với quy hoạch đường phố thời Pháp. Hơn nữa, đặc điểm về kiến trúc và trang trí trên cả Tam quan chùa và điện cũng cho biết niên đại của lần tu sửa ở đầu thế kỷ 20. Cả chùa và điện đều có mặt bằng kiến trúc hình chữ “đinh”, trốn cột ở gian giữa, xung quanh có tường xây bao, bít đốc hai hồi. ...
View more
Chùa Thiên Phúc tên chữ là “Thiên Phúc tự”, còn được gọi là chùa An Trung hay chùa “Tây Cú”, thuộc số nhà 94 phố Hai Bà Trưng, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chùa Thiên Phúc có Tam quan nằm ở cuối hè dọc theo mặt phố rất khớp với quy hoạch đường phố thời Pháp. Hơn nữa, đặc điểm về kiến trúc và trang trí trên cả Tam quan chùa và điện cũng cho biết niên đại của lần tu sửa ở đầu thế kỷ 20. Cả chùa và điện đều có mặt bằng kiến trúc hình chữ “đinh”, trốn cột ở gian giữa, xung quanh có tường xây bao, bít đốc hai hồi. Cổng chùa Thiên Phúc là một ngũ môn quan đồ sộ với 3 lầu kiểu 3 tầng 8 mái và 2 ngọn tháp lớn hai bên, trên gác treo chuông và chiêng trống, cửa mở ra phố Hai Bà Trưng. Hai cổng phụ dẫn khách đến các điện thờ Bồ Tát Quan Âm và Địa Tạng Vương ở cuối 2 tòa nhà hành lang. Tam quan có ba cửa được xây kiểu cuốn vòm, trên có đắp “lưỡng long chầu nhật” và cuốn thư trong đó có 3 chữ Hán “Thiên Phúc tự”. Tương tự như vậy, điện thờ được đắp cuốn thư trên bờ nóc và có 3 chữ đề “Thiên Phúc điện”. Hình tượng “lưỡng long chầu nhật” cũng được thể hiện trên bờ nóc mái chùa với những mảnh gốm sứ nhiều màu để trang trí, như thường thấy ở những kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có niên đại muộn. Qua cổng chính là sân gạch với hòn non bộ và các tháp nhỏ chắn trước cầu thang dẫn lên tòa Tam bảo, nơi có hàng hiên nối Phật đường ở giữa với Tổ đường ở nhà bên tả. Từ hàng hiên nhà Tổ đi tiếp sẽ ra tháp lớn và gác tam quan ăn thông sang hàng hiên nhà bên hữu Phật đường. Nơi đây thì có điện thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo và điện thờ công chúa Liễu Hạnh, ngoài ra còn có điện thờ ông Hoàng Ba, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Mười và Động Sơn Trang thờ Mẫu Nhạc, người cai quản 36 cửa rừng theo tín ngưỡng dân gian. Trong chùa, gây chú ý hơn cả là Phật điện trang hoàng khá lộng lẫy với bức cửa võng được chạm thủng “lưỡng long chầu nhật”, gắn với hai bên là cột chạm rộng và “Long Mã Hà Đồ, Thần Quy Lạc Thư” - những hình tượng gắn với thuyết âm dương ngũ hành một học thuyết cổ xưa phương

Map

Review and Evaluation

From total () evaluate
Very Good
Good
Normal
Not Good

Login to reviews