X
Tháp Hòa Phong nằm ở bờ đông nam hồ Hoàn Kiếm, phía đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay. Tháp Hoà Phong mang vẻ đẹp và tâm hồn của người Hà Nội, là một di tích còn sót lại của chùa Báo Ân (còn gọi là chùa Liên Trì) - một ngôi chùa cổ xây năm 1842 bên bờ hồ Hoàn Kiếm, mà nay đã vang bóng một thời. Chùa Liên Trì được dựng xây trên ý tưởng tôn giáo đạo Phật. Toàn bộ ngôi chùa là một tổng thể kiến trúc đồ sộ mà ngày nay chỉ còn lại những hình vẽ của người Pháp cũng như mô tả rất sơ lược của sử sách.Vào khoảng năm 1889, người ...
Xem thêm
Tháp Hòa Phong nằm ở bờ đông nam hồ Hoàn Kiếm, phía đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay. Tháp Hoà Phong mang vẻ đẹp và tâm hồn của người Hà Nội, là một di tích còn sót lại của chùa Báo Ân (còn gọi là chùa Liên Trì) - một ngôi chùa cổ xây năm 1842 bên bờ hồ Hoàn Kiếm, mà nay đã vang bóng một thời. Chùa Liên Trì được dựng xây trên ý tưởng tôn giáo đạo Phật. Toàn bộ ngôi chùa là một tổng thể kiến trúc đồ sộ mà ngày nay chỉ còn lại những hình vẽ của người Pháp cũng như mô tả rất sơ lược của sử sách.Vào khoảng năm 1889, người Pháp dựng xây khu nhượng địa bên bờ nam hồ Hoàn Kiếm và cho phá bỏ chùa Liên Trì, đến nay chỉ còn dấu tích là tháp Hoà Phong, với vẻ đẹp cổ kính, lặng lẽ bên hồ. Tháp xây theo hình vuông, có 3 tầng. Hai tầng trên nhỏ dần, trên đỉnh tháp có 4 mái thu nhọn dần tạo thành hình quả bầu tượng trưng cho bầu trời thu nhỏ. Hai mặt tháp đối nhau có 3 chữ “Tháp Báo Thiên” nghĩa là “Tháp trả ơn trời)”. Hai mặt khác có 3 chữ “Tháp Hòa Phong”. Tháp cao 6m cửa dưới đáy rộng 1,1m tầng hai rộng 1m, cao 1,2m xây gạch Bát Tràng không trát vữa bên ngoài. Tầng ba rộng 0,8m, cao 1m, chóp cao 0,8m. Tầng dưới có kiến trúc như một cái nhà vuông, mái bằng, to hẳn ra. Bốn mặt chính giữa có cửa vòm thông sang nhau, người đi qua lại được. Phía trên 4 góc tầng này xây 4 trụ vuông thấp. Trên đỉnh 4 trụ có đắp 4 con lân chầu nhưng nay chỉ còn 2 con. Ở mỗi mặt đều viết 3 chữ : “Báo Phúc môn” (cửa báo phúc), “Báo Ân môn” (cửa báo ơn) “Báo Đức môn” (cửa báo đức) và “Báo Nghĩa môn” (cửa báo nghĩa) thể hiện thuyết “Nhân Quả” của nhà Phật Những hàng liễu rủ bóng như tôn thêm cho vẻ đẹp của tháp cổ. Người người sáng chiều qua lại đã bao đời bên tháp. Thời gian cứ trôi và ngôi tháp vĩnh hằng mãi mãi là một chứng tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật vô giá của Thăng Long - Hà Nội.

Nhận xét và đánh giá

Từ tổng số () đánh giá
Rất hài lòng
Hài lòng
Tạm được
Không hài lòng

Đăng nhập để đánh giá