Đền Bạch Mã hiện ở số 76 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Xưa kia, nơi đền tọa lạc thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức. Đền Bạch Mã là một trong những danh thắng của “Thăng Long tứ trấn”.
Đền thờ thần Long Đỗ, hiệu Quảng Lợi Bạch Mã đại vương (Thần Long Đỗ tức thần núi Long Đỗ cũng gọi là núi Nùng, nơi tiếp nhận khí thiêng của sông núi kinh thành Thăng Long). Tương truyền thời nước ta bị nhà Đường phương Bắc đô hộ, Cao Biền sai quân lính đắp thành Đại La, bỗng thấy trời đất tố tăm mù mịt, ...
Xem thêm
Đền Bạch Mã hiện ở số 76 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Xưa kia, nơi đền tọa lạc thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức. Đền Bạch Mã là một trong những danh thắng của “Thăng Long tứ trấn”.
Đền thờ thần Long Đỗ, hiệu Quảng Lợi Bạch Mã đại vương (Thần Long Đỗ tức thần núi Long Đỗ cũng gọi là núi Nùng, nơi tiếp nhận khí thiêng của sông núi kinh thành Thăng Long). Tương truyền thời nước ta bị nhà Đường phương Bắc đô hộ, Cao Biền sai quân lính đắp thành Đại La, bỗng thấy trời đất tố tăm mù mịt, một vị thần cưỡi con rồng đỏ, ngồi trên đám mây ngũ sắc, bay lượn trên mặt thành. Cao Biền sợ hãi, định dùng bùa phép trấn yểm. Đêm ấy, Biền chiêm bao thấy vị thần đó hiện lên bảo rằng: “Ta là tinh anh đất Long Đỗ, nghe nói ông sai đắp thành, cớ sao lại định dùng bùa phép trấn yểm?” Biền tỉnh dậy sợ hãi nhưng vẫn đem đồng và sắt chôn xuống các lỗ long mạch để trấn yểm. Tức thì đêm đó mưa to gió lớn sấm sét nổ đùng đùng. Sáng dậy, Cao Biền đi xem các nơi đã trấn yểm, thấy đồng và sắt đã bị đánh nát vụn. Cao Biền thấy đó là vị thần thiêng của nước Nam, Biền không làm gì nổi, bèn sai lập đền thờ để xin được phù hộ.
Lại tương truyền khi Lý Công Uẩn dời đô ra thành Đại La, cho xây thành nhưng trầy trật mãi không xong. Vua sai người đến đền Bạch Mã cầu thần thì thấy một con ngựa trắng từ trong đền đi ra một vòng từ đông sang tây, đi đến đâu để lại dấu vết đến đó, rồi trở lại đền và biến mất. Vua sai quân lính theo vết chân ngựa mà đắp thành, quả nhiên xây được thành. Vua Lý Thái Tổ bèn cho sửa lại đền thờ, phong vị thần Long Đỗ là Quảng Lợi Bạch Mã tối linh thượng đẳng thần. Vén tấm màn thần linh, thấy vua quan nhà Lý khi dời đô ra Đại La đã quy hoạch kinh thành phía đông là đền Bạch Mã, phía tây là đền Voi Phục, phía bắc là đền Trấn Võ, phía nam là đền Cao Sơn (đình Kim Liên ngày nay). Đó là “Thăng Long tứ trấn”. Người xưa đã thần thánh hoá đất kinh thành và việc làm của vua, đất thánh do thần thánh quy định với “đường
Nhận xét và đánh giá
Đăng nhập để đánh giá