X
Hội quán Quảng Đông ở số nhà 22 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Phố Hàng Buồm xưa thuộc phường Hà Khẩu (còn gọi là Giang Khẩu), tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, nơi cửa sông Tô Lịch đổ vào sông Hồng. Cư dân ở đây sống sát bờ sông nên làm nhiều nghề liên quan đến sông nước. Phố Hàng Buồm xưa chuyên bán các loại bị, túi, vỉ buồm, chiếu buồm... đan bằng mây, cói. Vì thế mà phố mới có tên là phố Hàng Buồm, tiếng Pháp là “Rue des Voiles”. Phố Hàng Buồm xưa tập trung rất nhiều người Hoa đến sinh sống và buôn bán. Từ thế ...
Xem thêm
Hội quán Quảng Đông ở số nhà 22 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Phố Hàng Buồm xưa thuộc phường Hà Khẩu (còn gọi là Giang Khẩu), tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, nơi cửa sông Tô Lịch đổ vào sông Hồng. Cư dân ở đây sống sát bờ sông nên làm nhiều nghề liên quan đến sông nước. Phố Hàng Buồm xưa chuyên bán các loại bị, túi, vỉ buồm, chiếu buồm... đan bằng mây, cói. Vì thế mà phố mới có tên là phố Hàng Buồm, tiếng Pháp là “Rue des Voiles”. Phố Hàng Buồm xưa tập trung rất nhiều người Hoa đến sinh sống và buôn bán. Từ thế kỷ 19, phố này đã trở thành phố người Tàu. Theo các tài liệu ghi chép lại, ban đầu người Hoa tập trung ở phố Việt Đông (nay là phố Hàng Ngang), sau lan sang các phố xung quanh như Hàng Bồ, phố Phúc Kiến (nay là phố Lãn Ông) rồi đến phố Hàng Buồm. Buôn bán là nghề sở trường của người Hoa, mà Hà Khẩu lại có vị trí trên bến dưới thuyền thuận lợi nên phố đã trở thành nơi buôn bán và cư trú chính của người Hoa Quảng Đông. Trong khu phố cư trú của người Hoa thường lập Hội quán, đó chính là sản phẩm của sinh hoạt cộng đồng của những người cùng quê. Hội quán Quảng Đông thờ Quan Vân Trường - đây là nhân vật nổi tiếng về trung, nghĩa, dũng thời Tam quốc. Đương thời, Hồ Chủ tịch đã từng ca ngợi: “Vừng hồng sáng mãi dạ Quan Công”. Cộng đồng người Quảng Đông được triều đình Lê - Trịnh cho định cư ở phường Hà Khẩu sau khi nhà Thanh ở Mãn Châu thôn tính nhà Minh ở Trung nguyên. Kiến trúc chung của Hội quán gần như còn nguyên vẹn với lớp mái ngói tráng men xanh và những tượng gốm nhỏ xíu trên nóc nhà. Trên tường gắn bảng đá khắc ghi sự kiện nhà cách mạng Trung Hoa Tôn Trung Sơn đã ghé qua đây năm 1904. Mặc dù đã trải qua hơn hai trăm năm, bờ tường, bờ nóc toà Hội quán cũng thay đổi nhiều, nhưng đôi kì lân hai bên cửa vẫn còn đứng đó trên thanh đòn tay ở cửa toà Hội quán Quảng Đông, điều đó minh chứng cho kiến trúc Hội quán người Hoa Quảng Đông thời xưa khi định cư tại Thăng Long.

Nhận xét và đánh giá

Từ tổng số () đánh giá
Rất hài lòng
Hài lòng
Tạm được
Không hài lòng

Đăng nhập để đánh giá