X
Đình Kim Ngân ở số nhà 42 phố Hàng Bạc, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đình Kim Ngân vốn là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng từ thời Hậu Lê vào khoảng giữa thế kỷ 15. Đến thời Gia Long (đầu thế kỷ 19), những người thợ bạc gốc làng Châu Khê (Hải Dương) ra Thăng Long khá đông, họ cần có nơi sinh hoạt chung nên đã mua đất thờ vọng thành hoàng làng, đất ấy ở thôn Hài Tượng. Trong ngõ Hài Tượng hiện còn một ngôi đền mang chữ “Châu Khê vọng từ”, thường gọi là Nội Miếu. Truyền thuyết kể rằng năm 1461, vua Lê Thánh Tông đã cho ...
Xem thêm
Đình Kim Ngân ở số nhà 42 phố Hàng Bạc, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đình Kim Ngân vốn là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng từ thời Hậu Lê vào khoảng giữa thế kỷ 15. Đến thời Gia Long (đầu thế kỷ 19), những người thợ bạc gốc làng Châu Khê (Hải Dương) ra Thăng Long khá đông, họ cần có nơi sinh hoạt chung nên đã mua đất thờ vọng thành hoàng làng, đất ấy ở thôn Hài Tượng. Trong ngõ Hài Tượng hiện còn một ngôi đền mang chữ “Châu Khê vọng từ”, thường gọi là Nội Miếu. Truyền thuyết kể rằng năm 1461, vua Lê Thánh Tông đã cho phép quan Thượng Thư Bộ Lại Lưu Xuân Tín, người làng Châu Khê, lập xưởng đúc bạc ở kinh thành Thăng Long. Từ đó rất nhiều người dân của làng Châu Khê đã đến, định cư và lập rất nhiều xưởng đúc bạc và đổi tiền ở phố Hàng Bạc, Hà Nội ngày nay. Đến thế kỷ 19, nghề đúc bạc dần suy tàn. Tuy nhiên, nghề đổi tiền lại phát đạt đến tận thời kỳ Pháp thuộc, vì vậy mà người Pháp gọi phố Hàng Bạc là “phố đổi tiền”. Cũng vào thời điểm này, người làng Định Công, chuyên làm nghề kim hoàn, di cư lên Hà Nội và cũng định cư ở phố Hàng Bạc. Người làng Châu Khê dựng đình Kim Ngân để thờ vị tổ nghề theo truyền thuyết, thần Hiên Viên. Ban đầu, đình là nơi đúc bạc và sau này là nơi đổi tiền. Đình có tên chữ “Kim Ngân đình thị” (chợ đình Kim Ngân) vì là nơi buôn bán, trao đổi hàng hoá của nghề thủ công kim hoàn truyền thống. Ngôi đình Kim Ngân tuy do người dân gốc Châu Khê tụ cư tại phố Hàng Bạc khởi dựng nhưng vốn để thờ ông Tổ Bách Nghệ - ông Tổ sinh ra mọi nghề chứ không phải thờ người đã mang nghề kim hoàn đến cho Châu Khê. Từ cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, đình trở thành nơi hội họp, truyền dạy nghề của các thợ thủ công trong phố. Đình Kim Ngân là một trong số ít các công trình kiến trúc tiêu biểu còn sót lại trong lòng khu phố cổ Hà Nội. Năm 2004, thành phố Hà Nội đã quyết định di dời các hộ dân đang ở trong di tích đến nơi ở mới, tiến hành trùng tu toàn bộ đình Kim Ngân với sự giúp đỡ của thành phố Toulouse. Đình Kim Ngân hiện tại có diện t

Nhận xét và đánh giá

Từ tổng số () đánh giá
Rất hài lòng
Hài lòng
Tạm được
Không hài lòng

Đăng nhập để đánh giá