Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cổ hiện ở số 50 phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Theo lịch sử còn lưu lại, số nhà 50 phố Đào Duy Từ từng là nền cũ của rạp hát Sán Nhân Đài, sau đổi tên là Lạc Việt, rồi Hiệp Thành (được xây dựng vào khoảng những năm đầu thế kỷ 20). Thời kỳ đầu rạp nổi tiếng với các vở diễn chèo, tuồng cổ là một trong hai rạp lớn nhất Hà Nội thời bấy giờ. Sau cách mạng, các gánh chèo ít hoạt động, rồi sớm suy tàn do không cạnh tranh bởi những loại hình giải trí mới hấp dẫn hơn. ...
Xem thêm
Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cổ hiện ở số 50 phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Theo lịch sử còn lưu lại, số nhà 50 phố Đào Duy Từ từng là nền cũ của rạp hát Sán Nhân Đài, sau đổi tên là Lạc Việt, rồi Hiệp Thành (được xây dựng vào khoảng những năm đầu thế kỷ 20). Thời kỳ đầu rạp nổi tiếng với các vở diễn chèo, tuồng cổ là một trong hai rạp lớn nhất Hà Nội thời bấy giờ. Sau cách mạng, các gánh chèo ít hoạt động, rồi sớm suy tàn do không cạnh tranh bởi những loại hình giải trí mới hấp dẫn hơn. Dần dần, nơi đây trở thành nơi ăn ở, sinh hoạt của nhiều hộ gia đình trong ngôi nhà ọp ẹp, cũ nát. Năm 1989, sau một vụ hỏa hoạn số nhà 50 bị phá hủy gần hết.
Năm 2013, UBND quận Hoàn Kiếm đã lập dự án đầu tư hơn 60 tỷ đồng để di dời 33 hộ dân ở trong "khu nhà cháy" về nơi ở mới. Đồng thời hợp tác với các chuyên gia đến từ Toulouse (Pháp) để xây dựng nên Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cổ với mục tiêu quảng bá các giá trị di sản. Công trình đã được hoàn thành vào tháng 6/2014.
Trung tâm nằm trên diện tích 458m2, có tổng diện tích sàn là 1265m2 và nằm trong khu dân cư phố cổ Hà Nội. Khi thực hiện xây dựng Trung tâm, các chuyên gia kiến trúc của Pháp và Việt Nam vẫn tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc về bảo tồn, giữ lại đường nét hình dáng của công trình cũ thể hiện trên vật liệu mới. Vì thế công trình vẫn tái hiện lại kiến trúc nhà truyền thống trong khu phố cổ Hà Nội. Trung tâm được xây dựng lại gồm 3 tầng nổi và 1 tầng bán hầm. Tầng hầm được bố trí là nơi triển lãm các dự án trùng tu, bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trong khu phố cổ Hà Nội. Tầng 1 là nơi tổ chức các triển lãm định kỳ, kết hợp không gian đọc sách, tra cứu. Tầng 2 là nơi tổ chức triển lãm cố định, giới thiệu lịch sử văn hóa khu phố cổ Hà Nội. Tầng 3 tổ chức hội thảo, giao lưu, biểu diễn văn hóa nghệ thuật.
Điểm nổi bật về kiến trúc của Trung tâm là hệ thống cột và khung kính trên cao, kiến trúc này được coi là mô phỏng lại hình dáng nhà ống trong phố cổ Hà Nội, với các sân trong,
Nhận xét và đánh giá
Đăng nhập để đánh giá