X
Đền Quan Đế ở số 28 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đền thờ Quan Thánh Đế (tức Quan Công), một vị tướng trung thần nước Thục thời Tam Quốc (thế kỷ 3 sau Công Nguyên). Đền được xây dựng vào năm 1819 và đã trải qua hai lần trùng tu vào đầu và cuối thế kỷ 19. Sang đầu thế kỷ 20, đền tiếp tục được cộng đồng người Hoa trùng tu và mở rộng. Tuy nhiên, những người tham gia quá trình trung tu và tôn tạo đều là người Việt Nam, do đó ngoài các chi tiết trang trí của Trung Hoa, đền còn thể hiện được lối kiến ...
Xem thêm
Đền Quan Đế ở số 28 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đền thờ Quan Thánh Đế (tức Quan Công), một vị tướng trung thần nước Thục thời Tam Quốc (thế kỷ 3 sau Công Nguyên). Đền được xây dựng vào năm 1819 và đã trải qua hai lần trùng tu vào đầu và cuối thế kỷ 19. Sang đầu thế kỷ 20, đền tiếp tục được cộng đồng người Hoa trùng tu và mở rộng. Tuy nhiên, những người tham gia quá trình trung tu và tôn tạo đều là người Việt Nam, do đó ngoài các chi tiết trang trí của Trung Hoa, đền còn thể hiện được lối kiến trúc truyền thống độc đáo của nước ta, cụ thể là của khu vực đồng bằng sông Hồng, với kết cấu chủ yếu bằng gỗ lim cùng các hoạt tiết được chạm khắc tinh xảo. Đền Quan Đế gồm một tầng, được xây dựng theo lối chữ Công, ngoài cùng là Nghi môn, tiếp đến là phần sân rộng rãi dẫn tới nhà Tiền tế, Phương đình và Hậu cung nằm trong cùng. Hiện nay, đền vẫn lưu giữ được nhiều mảng trang trí chạm khắc mang phong cách nghệ thuật đầu thế kỷ 19. Các phần trang trí của đền tập trung vào tứ linh “Long, Lân, Quy, Phượng”, bên cạnh một số trang trí hình hoa lá và các con thú khác được chạm khắc rất kỹ lưỡng, thể hiện tay nghề khéo léo và tài hoa của các phường thợ đương thời. Trước khi được tu bổ, đền Quan Đế là nơi ở của 5 hộ dân trong hơn 20 năm. Sau thời gian dài, đền đã xuống cấp nghiêm trọng, mối mọt và ẩm ướt đã làm hư hại nhiều chi tiết kết cấu gỗ, đặc biệt là phần Hậu cung đã sụp đổ hoàn toàn và bị cây cỏ xâm lấn. Vì thế, chính quyền Thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm đã quyết định thực hiện kế hoạch trùng tu, tôn tạo đền thành Trung tâm Thông tin phố cổ Hà Nội, đồng thời di dời các hộ dân sinh sống ra khỏi khu vực nguy hiểm vào tháng 12/2008 và tới tháng 3/2010 thì hoàn thành. Chủ trương của Thành phố Hà Nội là áp dụng các nguyên tắc bảo tồn, tu bổ di tích lịch sử. Do đó, chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia tư vấn của Thành phố Toulouse (Pháp) đã tiến hành phục dựng đền theo lối kiến trúc ban đầu, sử dụng tối đa các phần kiến trúc chưa

Nhận xét và đánh giá

Từ tổng số () đánh giá
Rất hài lòng
Hài lòng
Tạm được
Không hài lòng

Đăng nhập để đánh giá