Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục nằm ở phía bờ bắc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, chỗ hội tụ của các phố Hàng Gai, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Đinh Tiên Hoàng và Lê Thái Tổ. Đây nguyên là đất thôn Thăng Bình (mà ngôi đình hiện còn dấu tích ở gác 3, số nhà 9 phố Đinh Tiên Hoàng), giáp với thôn Tả Khánh và hai phường Cổ Vũ, Đại Lợi cũ. Tại đây hồi cuối thế kỷ 19 là một vườn dừa, mà chính quyền phong kiến và cả thực dân Pháp làm pháp trường.
Thời Pháp thuộc, đây là Quảng trường Nê-gơ-ri-ê (Neesgrier Place). Trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, quảng trường này ...
Xem thêm
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục nằm ở phía bờ bắc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, chỗ hội tụ của các phố Hàng Gai, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Đinh Tiên Hoàng và Lê Thái Tổ. Đây nguyên là đất thôn Thăng Bình (mà ngôi đình hiện còn dấu tích ở gác 3, số nhà 9 phố Đinh Tiên Hoàng), giáp với thôn Tả Khánh và hai phường Cổ Vũ, Đại Lợi cũ. Tại đây hồi cuối thế kỷ 19 là một vườn dừa, mà chính quyền phong kiến và cả thực dân Pháp làm pháp trường.
Thời Pháp thuộc, đây là Quảng trường Nê-gơ-ri-ê (Neesgrier Place). Trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, quảng trường này là cửa ngõ phía nam của Liên khu I. Ngày 24/12/1946, nơi đây đã diễn ra trận đánh ác liệt giữa tự vệ ta với quân Pháp: địch dùng pháo binh, xe tăng, bộ binh ào ạt tiến từ phố Hàng Trống tới đây định đánh chiếm dãy nhà cao tầng ở xung quanh quảng trường để khống chế Liên khu I. Nhưng các chiến sỹ tự vệ đã dũng cảm chiến đấu lựu đạn, chai xăng, cờ rếp từ trên các gác cao ném xuống đẩy lùi mọi đợt tấn công của địch, giữ vững trận địa phía nam Liên khu I cho tới ngày 17/2/1947 là ngày quân ta rút lui an toàn khỏi thành phố.
Đông Kinh Nghĩa Thục là một nhà trường do các sỹ phu yêu nước, tiến bộ lập ra ở Hà Nội vào tháng 3/1907 ở số 10 phố Hàng Đào, do Lương Văn Can làm hiệu trưởng, Nguyễn Quyền làm giám học. Đông Kinh Nghĩa Thục chú trọng biên soạn những bài giảng theo quan điểm đào tạo những con người hữu dụng cho đất nước. Nhà trường còn tổ chức những buổi diễn thuyết chống tư tưởng phong kiến lạc hậu, giới thiệu tư tưởng tiến bộ, vận động dùng hàng nội hóa… nhằm xây dựng một nội dung tư tưởng mới cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời kỳ đó.
Quảng trường được lấy tên Đông Kinh Nghĩa Thục, xuất phát từ một phong trào của những sĩ phu yêu nước và tiến bộ hồi đầu thế kỷ 20 chủ trương làm cách mạng, mở đầu bằng phát triển văn hóa, với mục đích truyền bá tư tưởng mới, đề cao việc yêu nước kết đoàn, tiến tới xây dựng phong trào trong nhân dân cả nước.
Nhận xét và đánh giá
Đăng nhập để đánh giá