X
Đền Bà Kiệu toạ lạc tại số nhà 59 đường Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Theo sử sách, đền Bà Kiệu có tên chữ là “Thiên Tiên Điện”, còn được gọi là đền Huyền Chân, trước đây thuộc thôn Tả Vọng, huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nội. Giữa thế kỷ 19, đền thuộc thôn Hà Thanh, phường Đông Các, huyện Thọ Xương; đầu thế kỷ 20, đền thuộc phố Bờ Hồ (Rue du Lac), toạ lạc theo hướng Nam, đối diện đền Ngọc Sơn. Hệ thống 27 đạo sắc phong thần của các triều Lê - Tây Sơn - Nguyễn và tấm biển gỗ treo trên hậu cung trong đền ...
Xem thêm
Đền Bà Kiệu toạ lạc tại số nhà 59 đường Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Theo sử sách, đền Bà Kiệu có tên chữ là “Thiên Tiên Điện”, còn được gọi là đền Huyền Chân, trước đây thuộc thôn Tả Vọng, huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nội. Giữa thế kỷ 19, đền thuộc thôn Hà Thanh, phường Đông Các, huyện Thọ Xương; đầu thế kỷ 20, đền thuộc phố Bờ Hồ (Rue du Lac), toạ lạc theo hướng Nam, đối diện đền Ngọc Sơn. Hệ thống 27 đạo sắc phong thần của các triều Lê - Tây Sơn - Nguyễn và tấm biển gỗ treo trên hậu cung trong đền ghi “Thiên Tiên điện” cho biết đền thờ ba vị thần là: Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc Nữ và Đệ tam Ngọc Nữ (Quỳnh Hoa và Quế Hoa). Bà Liễu Hạnh còn có tên tôn kính là bà chúa Liễu, Chúa Sòng Mẫu Nghi thiên hạ, Mẫu Phủ Giày. Đền Bà Kiệu xưa kia khá khang trang trong một khuôn viên đẹp và rộng rãi. Do việc mở đường nên kiến trúc đền bị tách làm hai phần: Tam quan nằm sát ven hồ Gươm gồm ba gian xây gạch kiểu “tường hồi bít đốc”, mái lợp ngói ta với các bộ vì kiểu chồng rường đỡ mái. Thân các con rường chạm nổi hoa văn thực vật, văn mây. Kiến trúc chính, dạng chữ “công” gồm: Đại bái, Phương đình và Hậu cung. Nhà Đại bái gồm ba gian xây gạch kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, mái nhỏ đều như gợn sóng. Bộ mái gần gũi với kiến trúc của cố đô Huế. Bờ nóc dạng bờ đinh, bên trên gắn hình cá hoá rồng bằng gốm hoặc men xanh đang nhìn vào bình nước thiêng ở giữa. Bộ khung nhà Đại bái định vị khá vững chắc, có 8 cột trụ, chu vi cột cái là 115cm, cột quân là 105cm. Các hàng cột hiện được làm bằng đá trắng, hình hộp chữ nhật mỗi cạnh 25cm. Cột đá ở cửa Hậu cung có đôi câu đối cho biết thêm về nguồn gốc Bà Chúa Liễu: Khảm nhất chung anh thiên tượng mẫu, Khôn trùng phối hậu đại trung tiên. Tạm dịch: Trời cao xa vời vợi, tụ khí anh linh ra người mẹ, Ngọc Hoàng đầy xuống trần, đất dày chung đúc hoá thành tiên. Nhà Tiền tế có bốn tượng cá chép hoá rồng đặt trên xà và dưới điểm của hai mái sau, trước. Các tường dẹt, được thể hiện

Nhận xét và đánh giá

Từ tổng số () đánh giá
Rất hài lòng
Hài lòng
Tạm được
Không hài lòng

Đăng nhập để đánh giá