Chùa Cầu Đông hay Đông Môn Tự là ngôi chùa của làng Đông Hoa Môn. Tương truyền chùa có từ đầu thời Lý, đến thời Trần lại được Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung cho sửa sang. Tuy nhiên hiện nay chỉ lưu giữ được những tấm bia dựng nhân dịp chùa được trùng tu lớn vào các năm 1624, 1639, 1711, 1816 khắc ghi lại vị trí và quá trình xây chùa từ thời Lê Trung Hưng.
Vào đời Vĩnh Tộ (1619-1629) chưa có phố Hàng Đường, nhưng theo văn bia đã có đường cái đi qua chùa và phường Diên Hưng (nay là khu vực từ phố Hàng Ngang tới phố Hàng Đường). Trong văn bia ...
Xem thêm
Chùa Cầu Đông hay Đông Môn Tự là ngôi chùa của làng Đông Hoa Môn. Tương truyền chùa có từ đầu thời Lý, đến thời Trần lại được Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung cho sửa sang. Tuy nhiên hiện nay chỉ lưu giữ được những tấm bia dựng nhân dịp chùa được trùng tu lớn vào các năm 1624, 1639, 1711, 1816 khắc ghi lại vị trí và quá trình xây chùa từ thời Lê Trung Hưng.
Vào đời Vĩnh Tộ (1619-1629) chưa có phố Hàng Đường, nhưng theo văn bia đã có đường cái đi qua chùa và phường Diên Hưng (nay là khu vực từ phố Hàng Ngang tới phố Hàng Đường). Trong văn bia “Đông Môn Tự Ký” do nhà sư Thích Đạo Án (thế danh Nguyễn Văn Hiệp) chủ trì tạo tác vào tháng 10 năm Vĩnh Tộ thứ 6 (1624) có mô tả việc mua đất của Tăng thống Đạo Tâm (thế danh Phạm Đức) để mở rộng chùa “Bốn phía thửa ruộng ấy: trên giáp cầu đá, dưới giáp phường Diên Hưng, phía trước giáp đường cái, phía sau giáp Đông Ngục”. Một số thư tịch cũ cũng ghi Diên Hưng là một phường buôn bán sầm uất của Thăng Long xưa, rất nhiều thương gia các nước như Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh và đông nhất là Trung Quốc đã đến đây.
Qua nhiều lần trùng tu chùa gần như vẫn giữ theo kiến trúc cũ, chủ yếu mang phong cách nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn, có thêm đài bia tưởng niệm liệt sĩ. Tam quan trông khá to cao so với khuôn viên hẹp của chùa, được xây kiểu hai tầng tám mái với gác chuông. Bố cục toà tam bảo vẫn theo hình chữ “Công”, gồm 5 gian tiền đường và 3 gian ống muống (thiêu hương) nối liền với 3 gian thượng điện thờ Phật. Bên trái chùa là đình Đức Môn cùng chung bức vách và khoảnh sân của tiền đường. Ngôi tháp 5 tầng và đài liệt sĩ đối diện nhau qua sân này. Sân nhỏ phía sau thượng điện dẫn tới nhà thờ Mẫu và nhà thờ Tổ, bên phải là nhà Tăng.
Ngoài các bia đá và quả chuông cổ đã kể ở trên, trong chùa Cầu Đông còn có gần 60 pho tượng tròn. So với các ngôi chùa khác trên địa bàn Hà Nội, số lượng tượng như thế là tương đối nhiều.
Trong chính điện có ba pho t
Nhận xét và đánh giá
Đăng nhập để đánh giá