Hội quán Phúc Kiến toạ lạc ở số nhà 40, phố Lãn ông, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một dãy phố cổ, trước kia gọi là phố Phúc Kiến, vì là nơi cư ngụ của Hoa kiều gốc tỉnh Phúc Kiến.
Theo những miêu tả trên văn bia, thì hội quán Phúc Kiến hiện nay vẫn giữ nguyên được quy mô của lần tu sửa vào năm Trung Hoa dân quốc thứ 14 (1925), với khối kiến trúc đá đồ sộ trong một khuôn viên rộng lớn. Quy hoạch mặt bằng của di tích bao gồm: Tam quan, sân, phương đình, hậu cung, khu học hiệu nằm phía sau và hai bên kiến trúc ...
Xem thêm
Hội quán Phúc Kiến toạ lạc ở số nhà 40, phố Lãn ông, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một dãy phố cổ, trước kia gọi là phố Phúc Kiến, vì là nơi cư ngụ của Hoa kiều gốc tỉnh Phúc Kiến.
Theo những miêu tả trên văn bia, thì hội quán Phúc Kiến hiện nay vẫn giữ nguyên được quy mô của lần tu sửa vào năm Trung Hoa dân quốc thứ 14 (1925), với khối kiến trúc đá đồ sộ trong một khuôn viên rộng lớn. Quy hoạch mặt bằng của di tích bao gồm: Tam quan, sân, phương đình, hậu cung, khu học hiệu nằm phía sau và hai bên kiến trúc chính.
Tam quan là một nếp nhà ngang 3 gian, xây gạch kiểu đầu hồi bít đốc với các bộ vì gỗ kiểu chồng rường hai hàng chân. Trong kết cấu trên, cột phía ngoài được làm vuông, tạo gờ ở các cạnh, hệ thống dép đỡ hoành thì làm dài, uốn theo văn mây cuôn, vươn ra khoảng không. Đỡ đầu hoành có một cốn tai cột (hoặc gọi là củng đơn) trang trí hình rồng; dưới xà ngang là hình một con ve hoặc một con sư tử có tác dụng trang trí và đỡ xà nách. Phía bên trái tam quan có một số tranh đá vẽ đề tài phong cảnh gắn trên tường. Diềm lá tàu được chia thành những ô trang trí: ô thì khắc thơ, ô thì hoạc phong cảnh, có ô lại là hình hoa lá…
Qua một khoảng sân rộng là tới phương đình. Nếp nhà này được xây dựng với mục đích dùng làm nơi hội họp của bản phố. Nhà được xây kiểu chồng diêm tám mái, nhưng phần cổ diêm ở dây hầu như không nhìn thấy. Bộ khung gỗ gồm 4 cột góc đỡ đao và hai bộ vì đỡ nóc mái. Ở đây, không những hệ thống dép đỡ hoành vươn dài, mà cả những dép đỡ rường cũng vươn dai, tạo thành những tầng dép cao thấp nhấp nhô. Khoảng cách giữa xà ngang của vì với xà hạ được gắn đôi sư tử hướng mặt vào trong. Nét đặc biệt trong kết cấu kiến trúc của toà nhà này là việc sử dụng hệ “củng ba phương” để đỡ bốn góc mái. Kết cấu này được kết hợp bởi ba thanh xà ngắn ăn từ đầu cột góc, một vương ra dỡ mái, một đỡ hàng xà cuối cùng, và một chạy theo chiều ngang. Phần cuối của xà đều có hình búp sen thả xuống tạo nên một thể đối trọng để đỡ phần kiến trúc mái. Phần
Nhận xét và đánh giá
Đăng nhập để đánh giá