X
Đền Hỏa Thần hiện ở 30 phố Hàng Điếu, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đền được xây dựng từ năm Minh Mệnh thứ 19 (1838). Tấm bia “Hỏa thần Miếu bi ký” dựng vào ngày tốt tháng 7 đời vua Thiệu Trị tại đền cho biết, đền được xây dựng ở ngoài Cửa Đông thành Hà Nội. Lúc đầu, quy chế của đền còn sơ sài, năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), đền được xây dựng bằng nguyên vật liệu bền vững. Bảy năm sau, năm 1848 lại xây thêm Phương đình và Tiền tế. Niên đại này còn để lại trên câu đầu của kiến trúc. So với các di tích khác trong ...
Xem thêm
Đền Hỏa Thần hiện ở 30 phố Hàng Điếu, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đền được xây dựng từ năm Minh Mệnh thứ 19 (1838). Tấm bia “Hỏa thần Miếu bi ký” dựng vào ngày tốt tháng 7 đời vua Thiệu Trị tại đền cho biết, đền được xây dựng ở ngoài Cửa Đông thành Hà Nội. Lúc đầu, quy chế của đền còn sơ sài, năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), đền được xây dựng bằng nguyên vật liệu bền vững. Bảy năm sau, năm 1848 lại xây thêm Phương đình và Tiền tế. Niên đại này còn để lại trên câu đầu của kiến trúc. So với các di tích khác trong khu vực phố cổ, đền Hỏa Thần có quy mô kiến trúc khá lớn, kiểu chữ “công” gồm Tiền tế, Phương đình và Cung cấm. Tiền tế là một nếp nhà ngang ba gian, xây gạch kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, mái phủ tôn giả ngói mũi hài cổ. Đầu hai tường hồi xây trụ biểu cao, trên mặt tượng nghê. Bộ khung đỡ mái bằng gỗ với bốn bộ vì làm đơn giản kiểu vì kèo quá giang. Các kết cấu gỗ trong bộ khung nhà được làm đơn giản kiểu vì kèo quá giang. Các kết cấu gỗ trong bộ khung nhà được bào trơn, bào soi tạo ra sự nhẹ nhàng cho kiến trúc. Hai đầu tường hồi gắn hai tấm bia đá ghi lại việc xây dựng và trùng tu sửa chữa di tích. Trên cửa ra vào treo bức hoành phi “Hỏa Thần từ” làm vào tháng trọng xuân năm Giáp Tý, đời vua Tự Đức (tháng 2 năm 1864). Tòa Phương đình được xây dựng tiếp sau Tiền tế, dẫn vào Cung cấm. Phần kiến trúc này có mặt hình vuông, xây kiểu bốn mái với các góc đao cong. Trọng lượng của bộ mái dồn trên bốn cột gỗ lớn. Đầu hai vì hồi nóc trang trí mặt hổ phù lớn đang ngậm vành trăng. Hai bộ vì chính có kết cấu kiểu giá chiêng chồng rường. Lòng Phương đình đặt ba ban thờ lớn. Ngoài cùng có Tam tòa thánh Mẫu và bốn cô chầu, bàn giữa thờ Phật, trong cùng là chỗ tọa lạc của tượng Đức Ông và sáu Ông hoàng. Trong toàn bộ kiến trúc đền thì kiến trúc Phương đình được chạm khắc trang trí đậm đặc nhất. Các con rường được chạm nổi vân mây lá lật. Mỗi đấu kê đều trang trí cánh sen. Mỗi đầu dư đều thể hiện hình đầu rồng. Các bức ván trong giá chiêng c

Nhận xét và đánh giá

Từ tổng số () đánh giá
Rất hài lòng
Hài lòng
Tạm được
Không hài lòng

Đăng nhập để đánh giá