X
Nhà tư sản Vạn Xuân là người đầu tiên bỏ tiền xây rạp Olympia vào năm 1936. Sau khi tiếp quản thủ đô năm 1954, rạp được chính quyền mới sửa chữa xây dựng thành rạp Hồng Hà là nơi biểu diễn chính của Nhà hát Tuồng Việt Nam. Tuy vậy nơi đây cũng là nơi biểu diễn của các đoàn chèo, cải lương, kịch nói vào những khi đoàn tuồng không biểu diễn. Rạp Hồng Hà có 393 ghế ngồi, trong đó có 273 ghế gần sân khấu và 120 ghế ở khu vực ban công. Khu vực sân khấu của rạp rộng 7,89 mét, cao 6,41 mét. Phía trước rạp Hồng Hà là một ngã 6, nơi ...
Xem thêm
Nhà tư sản Vạn Xuân là người đầu tiên bỏ tiền xây rạp Olympia vào năm 1936. Sau khi tiếp quản thủ đô năm 1954, rạp được chính quyền mới sửa chữa xây dựng thành rạp Hồng Hà là nơi biểu diễn chính của Nhà hát Tuồng Việt Nam. Tuy vậy nơi đây cũng là nơi biểu diễn của các đoàn chèo, cải lương, kịch nói vào những khi đoàn tuồng không biểu diễn. Rạp Hồng Hà có 393 ghế ngồi, trong đó có 273 ghế gần sân khấu và 120 ghế ở khu vực ban công. Khu vực sân khấu của rạp rộng 7,89 mét, cao 6,41 mét. Phía trước rạp Hồng Hà là một ngã 6, nơi giao cắt nhiều tuyến phố, đối diện với chợ Hàng Da, nơi chứng kiến sự đấu tranh bền bỉ, kiên cường và bất khuất của quân và dân Hà Nội Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. Rạp hát Hồng Hà đã được gắn biển Lưu niệm sự kiện di tích cách mạng kháng chiến vào dịp kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9/2005. Nhà hát Tuồng Việt Nam đã được Bộ Văn Hóa - Thông Tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chính thức giao cho quản lý Rạp Hồng Hà, đây là địa điểm hoạt động nghệ thuật thường xuyên của Nhà hát Tuồng Việt Nam và các đơn vị nghệ thuật khác có nhu cầu về địa điểm biểu diễn tại Hà Nội. Nhà hát Tuồng Việt Nam, tiền thân là Đoàn Tuồng Bắc vốn đã có từ lâu đời và biểu diễn phổ biến khá rộng rãi chẳng những ở các vùng nông thôn mà ở các đô thị lớn ở phái bắc. Do điều kiện vật chất của xã hội phong kiến lâu đời kiểu Á Đông đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của sân khấu Tuồng. Nghệ thuật Tuồng và nghệ sĩ Tuồng luôn bị chế độ thực dân, phong kiến khinh bạc, coi “đào, kép “ là “ xướng ca vô loài “; đặt địa vị ca hát dưới kẻ cùng đinh. Ấy thế mà nó vẫn sống, vẫn tồn tại. Năm 1954, hoà bình được lập lại, ngoài các đoàn Văn công kháng chiến và miền Nam ra tập kết, phong trào hát Tuồng phát triển, làm giầu thêm hương sắc cho vườn hoa nghệ thuật dân tộc. Trước tình hình phát triển của phong trào Tuồng và vị trí của nghệ thuật sân khấu Tuồng Bắc, đòi hỏi phải có một đơn vị nghệ thuật mẫu mực về tổ chức, tiêu biểu về phong cách. Do

Nhận xét và đánh giá

Từ tổng số () đánh giá
Rất hài lòng
Hài lòng
Tạm được
Không hài lòng

Đăng nhập để đánh giá