X
Đình Đông Thành hiện ở số 7 phố Hàng Vải, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Xưa kia, nơi đây là đất thôn Thị Đông Thành, tổng Hữu Túc (thời Lê), đến thời Nguyễn đổi là tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức kinh thành Thăng Long. Căn cứ các nguồn tư liệu thành văn hiện còn được lưu giữ tại đình như thần tích, sắc phong, bi ký, hoành phi, câu đối cho biết đình Đông Thành thờ Huyền Thiên Trấn Vũ - vị Thần trấn giữ sự bình yên cho kinh thành ở phía bắc theo quan niệm của người xưa. Thần Huyền Thiên được thờ cúng ở rất nhiều nơi, trong địa ...
Xem thêm
Đình Đông Thành hiện ở số 7 phố Hàng Vải, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Xưa kia, nơi đây là đất thôn Thị Đông Thành, tổng Hữu Túc (thời Lê), đến thời Nguyễn đổi là tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức kinh thành Thăng Long. Căn cứ các nguồn tư liệu thành văn hiện còn được lưu giữ tại đình như thần tích, sắc phong, bi ký, hoành phi, câu đối cho biết đình Đông Thành thờ Huyền Thiên Trấn Vũ - vị Thần trấn giữ sự bình yên cho kinh thành ở phía bắc theo quan niệm của người xưa. Thần Huyền Thiên được thờ cúng ở rất nhiều nơi, trong địa bàn tụ cư của người Việt cổ với mong muốn có một vị thần bảo trợ, giải thoát cho họ khỏi thiên tai, lũ lụt, ma tà quấy nhiễu… Thần Huyền Thiên được thờ tại đình Đông Thành cũng không mắm ngoài mục đích đó. Đình Đông Thành được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 19. Những ghi chép của tú tài Đông Ngạc là Đỗ Ích cho biết, trước đây đình Đông Thành có quy mô rộng lớn, trang nghiêm và linh thiêng. Hiện tại các công trình kiến trúc của đình bao gồm: Nghi môn, Trung đường và Hậu cung nằm trong một khuôn viên có diện tích gần 460m2. Nghi môn đình Đông Thành trông ra mặt phố Hàng Vải, bao gồm một cửa chính và hai cửa phụ. Kiến trúc Nghi môn được chạm khắc trang trí đậm đặc; các con rường, đầu kê, diềm mái được chạm nổi văn triện, cúc dây, cánh sen, trúc điều. Nhà Đại bái qua thời gian, đến nay chỉ còn dấu vết là một đồng trụ bên hồi phải. Trung đường được xây dựng (tiếp giáp nhà Đại bái dẫn vào Cung cấm) theo chiều dọc gồm hai gian hai chái. Góc sân bên trái có đôi bia đá với dòng chữ “Đông Thành bi kí” gắn vào tường, bên phải vẫn còn một cây đa cổ thụ. Hậu cung là một nếp nhà ngang một gian hai chái được xây kiểu “tường hồi bít đốc”, bốn bộ vì kèo làm theo kiểu “giá chiêng” được bào trơn kẻ soi rất nhẹ nhàng. Mặt trước Hậu cung mở hệ thống cửa gỗ “thượng song hạ bản” tạo ánh sáng cho bên trong. Chính giữa Hậu cung là bệ cao đặt ban thờ thần Huyền Thiên. Đình Đông Thành còn lưu giữ được nhiều di vật quý như 8 tấm bia đá th

Nhận xét và đánh giá

Từ tổng số () đánh giá
Rất hài lòng
Hài lòng
Tạm được
Không hài lòng

Đăng nhập để đánh giá